• Cha mẹ là những người gần gũi nhất với mỗi đứa trẻ. Thế nhưng, vì một số nguyên nhân, người cha dần khiến con mình nảy sinh “thất vọng” và "xa lánh". Trong rất nhiều gia đình, cha mẹ thường chỉ nghe thấy trẻ nói những câu đại loại như: “Con muốn mẹ đi cùng”, “Mẹ ôm con đi!”, "Mẹ chơi cùng con!"... "Bố" không hề tồn tại trong suy nghĩ và lời nói của trẻ.

    Chị Hoàng Lan (33 tuổi, Hà Nội) khổ sở chia sẻ, thậm chí khi chị có việc phải ra ngoài, giao con cho chồng trông, cô con gái 4 tuổi của chị còn hét lên với mẹ: "Con ghét bố!" để tỏ thái độ phản đối kịch kiệtChị sững sờ còn chồng chị cũng phải giật thót khi nghe con nói như vậy. Vợ chồng chị qua đó mới ý thức được mình đã thật sự sai lầm.

    “Con ghét bố!” - một ngày trẻ bỗng hét lên khiến người mẹ giật thót, lập tức sửa đổi sai lầm của bản thân - Ảnh 1.

    Cô con gái 4 tuổi của chị còn hét lên với mẹ: "Con ghét bố!". (Ảnh minh họa)

    Tại sao trẻ thường thích mẹ hơn?

    Đặc điểm tính cách của người cha

    Người bố chăm sóc con cái thường không được tinh tế, tỉ mỉ và ôn hòa như người mẹ. Trẻ nhỏ lại thích được nựng nịu, vỗ về, dỗ dành, thành ra chúng rất khó gắn bó thân thiết với bố. Chưa nói, một số ông bố vốn tính ít nói, hay có vẻ ngoài dữ tợn, hoặc ăn to nói lớn, khiến cho những đứa trẻ với sự mẫn cảm rất lớn khó mà thân thiết với bố.

    “Con ghét bố!” - một ngày trẻ bỗng hét lên khiến người mẹ giật thót, lập tức sửa đổi sai lầm của bản thân - Ảnh 2.

     

    Bố = Người vô hình

    Thật sự mà nói, tình yêu của bố dành cho con chẳng hề kém so với người mẹ. Có điều họ không biết biểu đạt như thế nào mà thôi, hoặc cách người bố thể hiện tình cảm của mình lại không hợp "thị hiếu" của trẻ.

    Cũng có một bộ phận người cha lười biếng, không muốn bỏ công sức và thời gian để chăm sóc trẻ, bồi dưỡng cảm tình cha con. Họ tự vỗ ngực cho rằng mình ra ngoài kiếm tiền nuôi sống cả gia đình đã đủ, việc nhà và con cái là của người vợ. Chuyện nuôi con, chơi với con họ chẳng tham gia chút xíu gọi là có. Từ ấy, họ trở thành "người vô hình" trong mắt các con của mình.


    Nếu người cha đã nhận ra sai lầm của mình và muốn đền bù cho con, khi ấy ứng xử của người mẹ là rất quan trọng.

    “Con ghét bố!” - một ngày trẻ bỗng hét lên khiến người mẹ giật thót, lập tức sửa đổi sai lầm của bản thân - Ảnh 2.

    Thời gian dành cho con nhiều hơn, chắc chắn mức độ thân thiết, gắn bó của bố và con sẽ theo đó tăng lên. (Ảnh minh họa)

    Những điều một người mẹ khôn ngoan sẽ làm

    Giúp con “nhìn” thấy bố

    Có một câu chuyện như này: người cha vì mải mê với điện thoại di động, không chơi cùng con gái, đến giờ ăn cơm hoặc con làm sai gì đó, người cha luôn to tiếng quát mắng con. Dần dà, con gái không còn muốn nghe cha nói chuyện, thậm chí trong tiềm thức không hề tồn tại hình bóng người cha.

    Khi người cha ý thức được sự việc, người mẹ đã ra tay tương trợ. Cô bày trò chơi trốn tìm, người cha là người bịt mắt, mong hóa giải mối quan hệ giữa chồng và con gái. Trò chơi ấy giúp con gái của họ nhìn thấy bố theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

    “Sang tay” việc chăm con khi người cha về nhà

    Khi người cha tan sở về nhà, người mẹ hãy tìm một cớ thích hợp để tách ra khỏi con, giao cho người cha cùng chơi với con. Người bố có thể chạy bộ, xem tivi, nói chuyện phiếm với con. Thời gian dành cho con nhiều hơn, chắc chắn mức độ thân thiết, gắn bó của bố và con sẽ theo đó tăng lên.

     

    Trong giai đoạn ấu thơ của mỗi đứa trẻ, sự hiện hữu của người cha là vô cùng quan trọng. Nhu cầu được người cha chăm sóc, chơi đùa trong trẻ rất mãnh liệt, chính vì vậy hy vọng mỗi người bố sẽ nghiêm túc và dành nhiều tâm sức hơn đối với những đứa con của mình, đừng bao giờ biến thành người vô hình trong mắt chúng.


    votre commentaire
  • Bố mẹ nào cũng muốn con có được những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên vì một số sai lầm trong cách dạy dỗ và định hướng mà bố mẹ vô tình cản trở tương lai của con. 

    • 8 điều cha mẹ ngày xưa răn dạy con cái, ngày nay tưởng lỗi thời nhưng đem ra áp dụng với trẻ vẫn rất hữu hiệuĐọc ngay

    Con phải nghe lời người lớn tuyệt đối

    Bố mẹ luôn dạy con phải biết lắng nghe người lớn và không được cãi lại. Điều này thực chất gây hại rất lớn đến sự phát triển tính cách của con.

    Việc luôn phải nghe lời, ngay cả khi đối phương sai và không dám bộc lộ ý kiến cá nhân sẽ khiến con khi lớn lên trở thành người nhút nhát. 

    Con sẽ chỉ làm theo yêu cầu, mệnh lệnh của người khác mà không dám thắc mắc cũng như không dám chịu trách nhiệm cho hành động của mình. 

    Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ  - Ảnh 2.

    Con phải nghe lời người lớn tuyệt đối.

    Muốn tốt cho con, thay vì bắt nghe lời, bố mẹ hãy dạy con ứng xử và bày tỏ ý kiến cá nhân theo cách đúng mực ngay từ nhỏ.

    Bắt con lúc nào cũng phải đạt thành tích tốt

    Đạt điểm cao trên lớp là tốt nhưng không phải lúc nào, bộ môn nào con cũng có thể làm được điều đó.

    Việc bố mẹ bắt ép con luôn được điểm cao sẽ khiến con bị áp lực. Điều tốt nhất bố mẹ nên làm là giải thích cho con, điểm số kém hay những thất bại trong cuộc sống sau này không phải điều gì tồi tệ. Quan trọng là chúng ta học được gì sau thất bại.

    Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ  - Ảnh 3.

    Bắt con lúc nào cũng phải đạt thành tích tốt.

    Nhà Tâm lý học lâm sàng Stephanie O’Leavy cho rằng, thất bại đôi khi lại có lợi cho trẻ. Vì nó dạy trẻ cách đối phó với những tình huống tiêu cực, trau dồi kinh nghiệm sống và giúp trẻ tìm ra giải pháp trong những lúc khó khăn.

    Không đánh nhau và không được đánh trả

    “Dĩ hoà vi quý” là tốt nhưng lúc nào cũng nhẫn nhịn ngay cả khi bị người khác bắt nạt, dồn ép thì không đúng chút nào. 

    Nhiều bố mẹ thường dặn con không được “động tay động chân” trong mọi trường hợp. Tư tưởng này có thể khiến con chỉ biết im lặng và chịu đựng những kẻ bắt nạt. Khi lớn lên, con sẽ không thể tồn tại được trong những môi trường có nhiều sự cạnh tranh.

    Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ  - Ảnh 4.

    Không đánh nhau và không được đánh trả.

    Tất nhiên, bố mẹ không khuyến khích con hung hăng, khiêu chiến với tất cả những người có mâu thuẫn. 

    Theo các nhà tâm lý, trẻ cần được biết chúng có quyền tự bảo vệ mình. Đồng thời bố mẹ có thể dạy con khi nào sẽ sử dụng lời nói cũng như các biện pháp tự vệ.

    Con chỉ cần học, còn lại đã có bố mẹ lo

    Đối với một đứa trẻ, việc học là quan trọng nhất. Tuy nhiên không vì thế mà bố mẹ lơ là, không chú trọng dạy con các kỹ năng sống và làm hết mọi việc thay con.


    Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ  - Ảnh 5.

    Con chỉ cần học, còn lại đã có bố mẹ lo.

    Con cần được bố mẹ dạy các kỹ năng thiết yếu thì trưởng thành mới có thể sống tự lập cũng như chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu được bao bọc quá mức, con lớn lên thường hành động thiếu chín chắn và sốc nổi.

    Bố mẹ ép con đi theo hướng mình muốn 

    Nhiều cha mẹ thường có tư tưởng hướng con đi theo con đường mình mong muốn. Bố mẹ bắt con thi trường đại học, làm công việc mình thích mà không quan tâm đến nguyện vọng của con. 

    Phải làm công việc mình không hứng thú, con dễ chán nản và mệt mỏi với cuộc sống.

    Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ  - Ảnh 6.

    Bố mẹ ép con đi theo hướng mình muốn.

    Ở nhiều quốc gia, thanh thiếu niên được khuyến khích nghỉ một năm hoặc có những kỳ nghỉ ngắn giữa quãng thời gian tốt nghiệp cấp 3 và học đại học. Trong thời gian này, thanh thiếu niên có thể đi làm nhiều việc, nhận ra thứ mình thật sự ưa thích và có hướng đi đúng đắn cho tương lai.

    Đại học là con đường duy nhất để thành công

    Giáo dục đại học là vô cùng quan trọng. Nó tạo ra những kỹ sư, bác sĩ, nhà phát minh cho đất nước.

    Nhưng không phải chỉ có đại học mới giúp con người ta thành công và có thu nhập tốt. Hiện nay, có rất nhiều ngành công nghiệp đem lại mức lương cao như: Làm đẹp, công nghệ thông tin hay sản xuất phim,... Những ngành nghề này yêu cầu kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hơn là bằng cấp.

    Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ  - Ảnh 7.

    Đại học không phải con đường duy nhất để thành công.

    Rất nhiều doanh nhân thành đạt, chuyên gia làm đẹp hay nghệ sĩ không hề có bằng đại học.

    Tập trung vào việc đi học thay vì đi làm thêm

    Vì muốn con có tấm bằng đẹp khi ra trường nên nhiều bố mẹ cấm con đi làm thêm và bắt tập trung tuyệt đối vào việc học.

    Điều này vô tình khiến con mất đi các kinh nghiệm quý giá, những kết nối, mối quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp, khả năng tự lập. Khi được tiếp cận công việc sớm, con sẽ học được cách chịu trách nhiệm và hiểu được giá trị của lao động. 

    Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ  - Ảnh 8.

    Bố mẹ bắt con tập trung vào việc đi học thay vì đi làm thêm.

     

    Bố mẹ tốt nhất không nên cấm đoán, thay vào đó khuyên bảo, nhắc nhở con cân đối giữa việc học và đi làm thêm.


    votre commentaire
  • Một nghiên cứu đã đề cập đến một loại hóa chất phổ biến trong thuốc trừ sâu hộ gia đình và ngành nông nghiệp có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Trong một nghiên cứu trên cơ thể chuột, hoạt chất Piperonyl butoxide (PBO) được kết hợp với holoprosencephaly (HPE).

    Các nhà khoa học cảnh báo rằng họ không thể chứng minh điều tương tự sẽ xảy ra ở người - nhưng họ kêu gọi các thử nghiệm thêm đối với hoạt chất PBO để tìm ra ảnh hưởng của nó. PBO được sử dụng rộng rãi trong thuốc trừ sâu cho cây trồng trong nhà, cũng như trong thuốc chống muỗi và dầu gội trị chấy.

    Một số nghiên cứu đã được thực hiện đối với hóa chất này - nhưng nó được các hội đồng chính thức coi là an toàn bởi vì nó không có khả năng được hấp thụ bởi cơ thể con người.

    Một nghiên cứu do giáo sư về sinh học so sánh của Đại học Wisconsin-Madison, Robert Lipinski chủ nhiệm đã được công bố trên tạp chí Góc nhìn sức khỏe môi trường. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng PBO can thiệp vào con đường được gọi là con nhím siêu âm.

    Con đường rất quan trọng cho sự phát triển sớm và sự gián đoạn tín hiệu dẫn đến những bất thường nghiêm trọng về phát triển ở não, phổi và xương. Những con chuột cái được tiêm một liều PBO đã có con biểu hiện sự phát triển não bộ còi cọc và những bất thường trên khuôn mặt.

    Giáo sư Lipinski nói: "Chúng tôi không biết liệu PBO có góp phần gây ra dị tật bẩm sinh trong dân số hay không. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc kiểm tra nghiêm ngặt hơn về các ảnh hưởng tiềm tàng của PBO đối với sức khỏe con người được bảo đảm".

    HPE được thể hiện trong một loạt các bất thường về phát triển, từ sứt môi và hàm ếch, đến những dị tật nghiêm trọng hơn.

    Cảnh báo các bà mẹ: Hóa chất có thể làm tăng nguy cơ con cái sinh ra bị dị tật bẩm sinh - Ảnh 1.

    Ở người, việc sinh ra với HPE trong cơ thể là rất hiếm, xảy ra ở khoảng 1/10.000 trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nó được cho là ảnh hưởng đến 1/250 phôi thai. Cũng có khả năng tình trạng này là một gen di truyền, với ít nhất 12 gen được biết là có liên kết với HPE. Các nghiên cứu hiện tại cho thấy đại đa số trẻ sơ sinh mắc HPE không sống sót sau sáu tháng đầu đời.

    Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), PBO lần đầu tiên được tổng hợp vào những năm 1940 và là thành phần của ít nhất 2.500 sản phẩm thuốc trừ sâu.

    PBO được xác định vào năm 2012 là một chất ức chế con đường truyền tín hiệu của con nhím siêu âm, có ở động vật từ ruồi giấm đến chuột và người.PBO không được thiết kế để tự diệt côn trùng mà là để kéo dài thời hạn sử dụng của thuốc trừ sâu và giảm lượng thuốc trừ sâu thực tế trong sản phẩm.

    Con đường truyền tín hiệu liên quan đến nhiều khía cạnh của sự phát triển phôi, bao gồm não và mặt.

    Giáo sư Lipinski và các đồng nghiệp đã phát triển nghiên cứu dựa trên những phát hiện rằng PBO có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sớm ở chuột.

    Họ tiêm PBO vào chuột đang mang thai ở giai đoạn phát triển quan trọng, khi chuột cái mang thai 8 ngày. Liều dùng là 22-1.800 miligam mỗi kg. Liều lượng này là lớn hơn nhiều lần so với bất kỳ khả năng phới nhiễm nào của con người.

    Tất cả chuột sơ sinh đều có khiếm khuyết trong cấu trúc ở não trước. Những con chuột con bị ảnh hưởng nghiêm trọng là những con bị tiêm liều cao nhất, sẽ được chẩn đoán là HPE.


    Những con chuột con cũng bị chứng phổi giảm sản (khó khăn về hô hấp), hàm trên, xương gò má và hốc mắt không phát triển nhiều như phần còn lại của khuôn mặt, hay chứng suy giảm thần kinh khi cấu tạo hai mắt rất gần nhau.

    Giáo sư Lipinksi nói: " Tất cả là vấn đề thời gian. Thời kỳ quan trọng là rất sớm trong quá trình phát triển của bào thai. Sự tiếp xúc của con người với PBO và những đóng góp tiềm tàng của nó đối với các khuyết tật bẩm sinh phức tạp về mặt căn nguyên cần được kiểm tra nghiêm ngặt".

    Nhóm nghiên cứu cũng nghiên cứu con đường của con nhím siêu âm bị ức chế mạnh như thế nào trong tế bào của chuột và người trong phòng thí nghiệm.

    Một nghiên cứu trước đây về bụi trong nhà chỉ ra PBO là chất gây ô nhiễm hóa học phổ biến 'top 10', cho thấy sự phong phú của nó trong môi trường.

    Một nghiên cứu nữa năm 2002 đã tìm thấy PBO trong 75% mẫu không khí mà phụ nữ mang thai hít thở.

    Giáo sư Lipinski nói: 'Người ta nói rằng dị tật bẩm sinh như holoprosencephaly là do nguyên nhân "một chút vì lí do này và một chút vì lí do khác"

    Ảnh hưởng của PBO đối với sức khỏe con người là chủ đề của tương đối ít các nghiên cứu khoa học, chỉ có một số ít các nghiên cứu được công bố.

    Hiện tại, nhãn của các sản phẩm có chứa PBO không cung cấp thông tin cảnh báo khi tiếp xúc đối với phụ nữ trong thai kỳ.

    Một chuyên gia độc lập không tham gia vào nghiên cứu mới nhất cho biết những phát hiện chỉ ra rằng "mức độ liên quan đến con người và mức độ phơi nhiễm của con người đối với PBO có thể được coi là thấp"

    Tiến sĩ Peter Jenkinson, giám đốc điều hành của Công ty tư vấn về đánh giá rủi ro độc tính đối với môi trường và con người (CEHTRA) đã ghi nhận những khoảng trống trong bài báo.

    Cảnh báo các bà mẹ: Hóa chất có thể làm tăng nguy cơ con cái sinh ra bị dị tật bẩm sinh - Ảnh 2.

    EU không có lo ngại nghiêm trọng về mức độ an toàn của PBO. Trong một nghiên cứu dùng đường uống ở chuột, phần lớn chất được thu hồi trong phân và phần còn lại trong nước tiểu. Trong một thử nghiệm lâm sàng ở người, sự hấp thụ qua da ít hơn 3% liều áp dụng ... và không có bằng chứng nào cho thấy việc tiếp xúc PBO ngoài da gây thẩm thấu vào trong".

    HOLOPROSENCEPHALY (HPE) LÀ GÌ?

    Holoprosencephaly là một sự bất thường của sự phát triển não bộ trong đó não không phân chia đúng cách thành bán cầu não phải và trái.

    Tình trạng này cũng có thể làm suy yếu sự phát triển của đầu và mặt.

    Có bốn loại holoprosencephaly, được phân biệt bởi mức độ nghiêm trọng khác nhau. Từ ít nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, các loại HPE là alobar, semi-lobar, lobar, và giữa các biến thể trung bình.

    Nguyên nhân của HPE vẫn chưa được xác định cụ thể. được biết.

    Người ta ước tính rằng HPE ảnh hưởng đến một trong 5.000-10.000 ca sinh sống sót. Vì nhiều trường hợp mang thai có bị sảy thai sớm do HPE ảnh hưởng tới thai nhi, tỉ lệ có thể lên đến một trong 200-250 ca.

    Với tiên lượng xấu biết trước, phụ nữ mang thai được lựa chọn tiếp tục mang thai với sự hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ hoặc chấm dứt thai kỳ. Một số phụ nữ chọn chấm dứt thai kỳ.

    Đối với những người chọn tiếp tục, việc điều trị dựa trên quản lý tình trạng của em bé và hỗ trợ cha mẹ.

    Các nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng chỉ có 3% trên tổng số các thai nhi mắc HPE sống sót sau khi sinh và phần lớn những trẻ này không sống sót sau sáu tháng đầu đời.

    Nguồn: NHS và Trung tâm quốc gia về tiến bộ khoa học xuyên quốc gia

     

    PIPERONYL BUTOXIDE LÀ GÌ?

    Piperonyl butoxide (PBO) là một trong những chất hỗ trợ được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm thuốc trừ sâu.

    Chất hỗ trợ là hóa chất được thêm vào công thức thuốc trừ sâu để tăng cường độc tính của các thành phần hoạt động.

    Nó có thể được sử dụng trong thuốc xịt muỗi, thuốc diệt chấy, thuốc trừ sâu trên vật nuôi và thuốc trừ sâu cho quần áo hoặc giường ngủ của con người.

    Theo khảo sát của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), PBO là một trong những thành phần được sử dụng phổ biến nhất trong thuốc trừ sâu.

    Nó hiện được tìm thấy trong khoảng 1.600 đến 1.700 sản phẩm kiểm soát dịch hại đã đăng ký lưu hành trên thị trường.

    Nhưng EPA thông báo rằng rủi ro thực phẩm ăn kiêng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái cây và rau quả - là rất thấp. Cơ thể dường như không hấp thụ nhiều PBO.

    Phơi nhiễm ngắn hạn do tiêu hoá PBO với liều lượng lớn có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, chuột rút, nôn mửa và tiêu chảy.

    Tiếp xúc lâu dài với PBO trong các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy sự gia tăng trọng lượng gan và tuyến giáp, tổn thương gan, thận và giảm cân.

    Dựa trên một số nghiên cứu, EPA đã phân loại PBO là chất gây ung thư ở người.

    Tuy nhiên, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Nội bộ (IARC) đã đánh giá PBO và báo cáo rằng "không thể phân loại được tính gây ung thư của PBO đối với con người".

    *Theo Daily Mail


    votre commentaire
  • Nhiều bậc cha mẹ thường tỏ ra lo lắng và đánh giá thấp con rồi cho rằng chúng không thể tốt một việc gì! Và rồi các bố mẹ cứ làm hộ con với lý do cho nhanh, cho tốt. Thế nhưng cha mẹ đâu biết hành động của mình đã dần lấy mất khả năng tự lập của con và tạo cho con tính lười, ỷ lại. Vậy làm thế nào để phát triển tính tự lập của trẻ? Cha mẹ nên tham khảo 4 phương pháp sau:

    1. Hãy để trẻ làm những gì trong khả năng có thể

    Nhiều bà mẹ cầu toàn, luôn lo lắng con còn nhỏ nên chưa thể làm tốt việc gì. Và để cho mọi thứ hoàn hảo đúng ý mình, các mẹ sẽ làm tất cả giúp con, dù là việc các bé có thể làm trong khả năng, độ tuổi của mình.

    Thế nhưng, cha mẹ nên nhớ, chỉ khi sẵn sàng buông tay thì con mới có cơ hội phát triển. Thậm chí với trẻ nhút nhát, cha mẹ còn nên khuyến khích con thử để rèn sự tự tin. Bố mẹ càng lo lắng, càng lấy mất đi cơ hội tự lập của con, khiến trẻ sợ hãi với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

    Để tạo nên một đứa trẻ có tính cách tự lập, đây là 4 phương pháp cha mẹ dễ dàng áp dụng - Ảnh 1.

     

    Và hãy bắt đầu cho con làm những việc nhẹ nhàng, vừa sức. Ví dụ, với những trẻ nhỏ đã đi học mẫu giáo thì cha mẹ không nên tranh việc giúp con mặc quần áo, đánh răng, đút ăn... với lý do cho khỏi muộn. Nhưng làm vậy sẽ khiến trẻ ngày càng ỷ lại, phụ thuộc vào cha mẹ nhiều hơn.

    Thay vì làm hộ con, cha mẹ nên khuyến khích con bằng cách tạo ra sự cạnh tranh giữa bố mẹ và con cái xem ai làm nhanh hơn, ai xong trước. Việc làm này sẽ giúp trẻ làm việc có động lực hơn, tự chủ hơn trong những công việc cá nhân.

    2. Dạy trẻ cách tự chịu trách nhiệm khi phân công con làm việc nhà

    Cha mẹ nên dạy con cái làm việc nhà từ nhỏ, tuổi nào làm việc đó. Đây không chỉ là một hoạt động giúp gắn kết tình cảm gia đình, tăng khả năng tự lập của con mà còn giúp các bé hiểu ý nghĩa của lao động.

    Để tạo nên một đứa trẻ có tính cách tự lập, đây là 4 phương pháp cha mẹ dễ dàng áp dụng - Ảnh 2.

     

    Đặc biệt, cha mẹ đã giao việc thì cần con cam kết sẽ hoàn thành, có thưởng, phạt rõ ràng. Bởi trẻ vốn hiếu kỳ nhưng lại "cả thèm chóng chán", chỉ sau vài bữa sẽ xao nhãng và không muốn tiếp tục những công việc được giao nữa. Thế nên, cha mẹ cần có biện pháp để động viên, khuyến khích bé hoàn thành.


    Một mẹo nhỏ cho phụ huynh sau khi giao việc cho con đó là hãy tin ở trẻ. Trao mọi quyền xử lý cho con, sau đó chỉ quan sát và gợi ý cách thực hiện. Cha mẹ tuyệt đối đừng bao giờ chen ngang hay đi sửa chữa giúp bé, thay vì thế hãy chỉ ra để con tự làm lại. Hãy khuyến khích sự độc lập và trách nhiệm của con từ khi còn nhỏ.

    3. Cha mẹ nên dạy con bằng hành động cụ thể của chính mình

    Trẻ em là tấm gương phản chiếu lại hành vi, cách cư xử của người lớn. Và những gì ông bà, cha mẹ thể hiện hàng ngày sẽ nhanh chóng lưu vào trí nhớ con trẻ, các bé sẽ học theo và thực hành. 

    Thế nên, để cho trẻ chăm chỉ lao động, tự giác làm việc nhà thì chính cha mẹ phải làm gương. Nếu cha mẹ không phải là người chăm chỉ tất nhiên sẽ không thể nào nuôi dạy được đứa trẻ yêu lao động.

    Để tạo nên một đứa trẻ có tính cách tự lập, đây là 4 phương pháp cha mẹ dễ dàng áp dụng - Ảnh 3.

     

    4. Trải nghiệm cuộc sống tập thể cũng kích thích sự độc lập

    Để tạo nên một đứa trẻ có tính cách tự lập, đây là 4 phương pháp cha mẹ dễ dàng áp dụng - Ảnh 4.

     

     

    Khi con đủ tuổi, cha mẹ nên cho con đi học. Trường mẫu giáo chính là một "xã hội" thu nhỏ mà ở đó con sẽ học cách tạm xa vòng tay cha mẹ, bắt đầu với 1 môi trường nhiều điều mới lạ. Và tại đây, các con sẽ học được cách hòa đồng với thầy cô, bạn bè; tự làm các việc cá nhân đơn giản: đánh răng, rửa tay, rửa mặt, đi tất... và nhiều kỹ năng sống khác.


    votre commentaire
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nhỏ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Sau thời điểm này, mẹ nên cho trẻ ăn dặm để đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời tiếp tục nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng tuổi.

    Bí quyết giúp mẹ chọn sản phẩm ăn dặm cực chuẩn cho con
    Để bé yêu được hưởng nguồn dinh dưỡng lành mạnh, cũng như tiêu hóa tốt và khỏe mạnh hơn, mẹ nên chọn sản phẩm ăn dặm với đủ các tiêu chí sau:

    • Thương hiệu uy tín và nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng:Trước thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan, khi lựa chọn sản phẩm ăn dặm cho con mẹ nên đặc biệt quan tâm đến thương hiệu, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Nhất là các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như: thực phẩm (sữa, bột, bánh ăn dặm), mỹ phẩm (sữa tắm, kem chống hăm), đồ dùng chăm sóc bé (bình uống nước, đĩa ăn, thìa ăn)...Ngoài các thông tin về nơi sản xuất, nhà sản xuất, phân phối… mẹ cũng nên chú ý đến tem chính hãng, hạn dùng của sản phẩm nhé!
    • Thành phần dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của con: Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời vô cùng non nớt và nhạy cảm. Vì thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ và chọn nguồn dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi để góp phần giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất, lẫn trí tuệ.

     

    1
    Ảnh minh họa (nguồn Shutterstock)


    Ngày nay, nhiều mẹ đã tin dùng sản phẩm ăn dặm Organic (hữu cơ) hoặc NON GMO để mang đến cho con những bữa ăn đầu đời thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất.

    Sản phẩm NON GMO là những sản phẩm được sản xuất với nguồn nguyên liệu không biến đổi gen và được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu canh tác đến lúc thu hoạch. Sản phẩm hữu cơ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không biến đổi gen, không dư lượng hóa chất, hormone tăng trưởng… Từ đó có thế thấy, các sản phẩm ăn dặm hữu cơ và NON GMO không chỉ thân thiện với môi trường, mà còn giàu dưỡng chất, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ ngay từ nhỏ.

    Quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm
    Sản phẩm ăn dặm tốt cho bé phải là sản phẩm được sản xuất bằng quy trình hiện đại, chịu sự kiểm soát liên tục, gắt gao và được kiểm nghiệm nghiêm ngặt bởi các tổ chức uy tín. Trong quá trình chế biến và đóng gói, sản phẩm phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối về chất lượng.

    Bánh ăn dặm Gerber - Dành trọn cho con những điều tốt nhất
    Thấu hiểu nhu cầu tìm kiếm nguồn dinh dưỡng toàn diện cho con yêu của mẹ, Gerber - thương hiệu đến từ tập đoàn Nestlé Thụy Sỹ, một trong những tập đoàn về sức khỏe và dinh dưỡng hàng đầu thế giới đã cho ra đời các sản phẩm bánh ăn dặm dành riêng cho bé từ 8 tháng tuổi. Bánh ăn dặm Gerber gồm hai loại:

    • Bánh ăn dặm Gerber NON GMO với nguồn nguyên liệu không biến đổi gen: Bánh ăn dặm Gerber Puffs (hình ngôi sao) gồm các vị như dâu táo, việt quất, chuối; Bánh ăn dặm Gerber Lil’Crunchies (hình que) gồm các vị như phô mai, rau củ, khoai lang táo.
    • Bánh ăn dặm Gerber Organic với nguồn nguyên liệu hữu cơ đạt chứng nhận của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA (United States Department of Agriculture): Sản phẩm với hai hương vị táo và nam việt quất cam.

    votre commentaire